Giỏ hàng

Những lỗi sai thường mắc phải khi chơi đàn Guitar

Hầu như khi mới bắt đầu tiếp xúc với Guitar ai cũng gặp phải những khó khăn như đau cổ tay, đau lưng và gặp nhiều áp lực khi bấm hợp âm. Bạn đừng băn khoăn là có nên tiếp tục nữa hay không. Bởi những điều này hết sức bình thường mà những người mới học sẽ gặp phải. Để giải quyết được tình trạng căng thẳng trước tiên chúng ta tìm cách để khắc phục những cơn đau tác động lên lưng và cổ tay.
Theo dõi bài viết dưới đây của VIVA Music Academy để bạn tìm ra những lỗi thường gặp phải khi chơi đàn Guitar nhé!

NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI CHƠI ĐÀN GUITAR

1.  Cách ngồi
Một trong những nguyên nhân phải kể đến dẫn đến bị đau lưng mỏi cơ khi chơi đàn Guitar đó là tư thế ngồi chưa đúng.
Tại những lớp dạy đàn Guitar, bài học đầu tiên chúng ta học được sẽ là tư thế ngồi, nhưng làm như thế nào để duy trì một tư thế ngồi đúng và biến nó thành thói quen thì nó không còn đơn giản nữa.
  •  Kiểu ngồi ghế chuẩn : ngồi dạng 2 chân, phần xương cục giữa khớp cánh tay phải tì vào mép trên của đàn, cánh tay phải để cong ra so với mặt phẳng đàn 1 góc khoảng 45 độ (tùy vào tay ngắn hay dài, thể trạng mỗi người), cổ tay thả lỏng, để cong. Phần lõm bên dưới của đàn đặt vào đùi, hướng cần dàn ra phí ngoài tầm 15 độ. Ngồi thẳng lưng.
Cánh tay phải ta thả lỏng vai, để hình chữ V. Hõm bàn tay nằm cần đàn từ dưới lên, lấy ngón cái làm điểm tựa chính.
Chú ý: khi chơi guitar ta cử động từ cổ tay và khớp đầu tiên ngón tay, lực truyền xuống ngón tay. Không sử dụng cánh tay nhiều sẽ rất mỏi và không linh hoạt. 

  •  Kiểu ngồi bệt: Tay trái và tay phải đều như kiểu ngồi ghế, song 2 chân để chéo, phần hõm đàn bên dưới đặt sát vào phần đùi gần bụng, để chéo cần đàn ra 1 góc 30 độ. Có thể đặt phần hõm vào giữa đùi phải, rồi nghiêng đàn để đàn áp sát ngực mình.

Kiểu chơi này sở dĩ phải nghiêng đàn nhiều hơn vì ngồi đất chân chúng ta không có điểm tựa, nghiêng đàn ra để cân bằng lực. Khi mỏi có thể duỗi 2 chân ra.

  •  Kiểu ngồi vắt chân trên ghế: Thường dùng cho các bạn nữ. lần này chân phải vắt chéo sang chân trái hoặc chân trái vắt chéo sang chân phải. Với cả 2 kiểu thì do chúng ta co người, nên cần phải đặt đàn ra phía trước, cách bụng khoảng 20 cm và nghiêng đàn về phía người mình để chơi thoải mái tay. Tay trái và tay phái đặt như kiểu ngồi bình thường.

  •  Kiểu ngồi cổ điển : dành cho các bạn muốn học chạy ngón hoặc học theo phương pháp guitar cổ điển.

Ngồi thẳng lưng, tay trái và tay phải như hình. Điểm tựa của tay phải vào cạnh đàn sẽ xuống phía dưới. Tay trái sẽ được tự do bấm. Để chơi tư thế này người ta thường dùng gối kê chân chuyên dụng bên dưới chân trái.

 

  • Ngoài ra chúng ta hoàn toàn có thể đứng để biểu diễn và chơi đàn khi ở trong tập thể. Việc đứng sẽ cần đinh vít bắt vào phía ngay trên điểm tiếp xúc cần đàn – thùng đàn và 1 đinh vít còn lại bắt vào chính giữa đáy thùng đàn bên dưới, rồi dùng 1 sợi dây đeo đàn chuyên dụng móc vào 2 đầu.
2. Khoảng cách giữa đàn và cơ thể
Hãy để Guitar hướng về phía bạn chứ đừng cố rướn người về phía đàn, hãy duy trì một khoảng cách vừa phải không quá gần cũng không quá xa. Và bạn có thể dùng một chiếc ghế nhỏ để kê chân, điều này sẽ giúp bạn có tư thế thoải mái hơn.

 

3. Cách cầm đàn Guitar
Bạn hãy đảm bảo rằng tay phải của mình có nhiệm vụ giữ đàn cố định, còn tay trái để chạy nốt, bấm hợp âm. Thử thả tay trái bạn ra khỏi đàn để xem đàn có bị lắc lư không nhé!
Bạn có thể sử dụng bắp tay để kẹp đàn hoặc cẳng tay đều ổn. Hãy chọn giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

 

4. Tư thế vai
Khi chơi một đoạn nhạc có tiết tấu nhanh và chơi trong thời gia dài vai có xu hướng bị nhô lên. Tuy nhiên, khi chơi đàn Guitar vai nhấp nhô là không cần thiết.
Thỉnh thoảng hãy kiểm tra xem vai của mình có bị căng thẳng và nhấp nhô không kiểm soát hay không nhé!  Việc nâng vai không kiểm soát sẽ dẫn đến căng cơ và đau nhứt.
5. Tư thế ngón tay
Ngón tay là bộ phận tiếp xúc trự tiếp với đàn đặc biệt là dây đàn, người chơi đàn Guitar thường dễ bị đau tay  do sự ma sát liên tục giữa ngón tay và dây đàn. 
 
Cách sử dụng ít lực nhất để có thể phát được âm thanh hay và rõ ràng là đặt các ngón tay cần đàn của bạn gần phím đàn về phía lỗ âm. Điều này đúng cho cả hợp âm và nốt đơn. Luôn đặt các ngón tay của bạn gần phím đàn và nếu không thể, hãy đặt chúng vào giữa phím đàn.

 

6. Tư thế đứng
Tư thế đứng chơi đàn Guitar cũng giống với tư thế ngồi, các nguyên tắc chơi đàn cũng được áp dụng tương tự.
 
Khoảng cách giữa cơ thể với đàn khi đứng sẽ phụ thuộc vào cách đeo dây sao cho đúng. Hãy canh khoảng cách khi ngồi để ước chừng được đúng khoảng cách khi đeo dây. Chú ý đến cổ tay của bạn và đảm bảo rằng cổ tay của bạn không bị cong quá nhiều khi bạn đang chơi và vai của bạn không bị nâng lên khi bạn chơi các hợp âm mở.
 
Căng cơ, nhứt mỏi là điều không thể tránh khỏi khi chơi đàn Guitar đặc biệt là những người mới bắt đầu. Hãy dành thời gian để giãn cơ sau mỗi ngày tập luyện để cơ thể được thoải mái.

 

 
Nếu bạn là một người mới chơi đàn Guitar hoặc là người chơi lâu năm cần hỗ trợ đừng ngại ngần hãy liên hệ ngay với VIVA Music Academy qua số hotline 0901335300 nhé!
 

Đến ngay VIVA Music Academy để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé.

 VIVA Music Academy  có các khóa học nhạc  như: Khóa học đàn Guitar, Khóa học Ukulele, Khóa học Piano, Khóa học Organ, Khóa học đàn cho bé, Khóa học đàn cho người lớn,...

Thông tin chi tiết về ƯU ĐÃI khi đăng kí khóa học ở VIVA Music Academy Tân Phú HCM tại đây!

Hãy nhanh tay đăng kí khóa học tại VIVA Music Academy cho mình bạn nhé!

Thông tin chi tiết về ƯU ĐÃI ở VIVA Music Academy Tân Phú HCM tại đây!

♫ Thông tin liên hệ ♫ 

Địa chỉ: 321 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 0901335300

Zalo: 0901335300

Facbook: VIVA Music Academy

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH!

0901335300
logo-zalo-vector Zalo Facebook Instagram Youtube Top