Giỏ hàng

Guitar Classic và Guitar Acoustic

Bạn muốn tìm hiều vê đàn Guitar để chọn cho mình một cây đàn, nhưng với những bạn chưa biết chơi Guitar và chưa có nhiều kiến thức về đàn Guitar sẽ gặp khó khăn để chọn cho mình một cây đàn phù hợp nhất. VIVA Music Academy sẽ giúp bạn hiểu hơn về đàn Guitar nhé!

GUITAR CLASSIC VÀ GUITAR ACOUTIC

I. Khái Niệm đàn guitar acoustic và classic

  • Đàn Classic, hay với tên gọi khác truyền thống hơn là đàn guitar cổ điển. Sở dĩ có cái tên như vậy là vì nó được sử dụng trong âm nhạc cổ điển, âm thanh trầm và êm ái có lẽ là nét đặc trưng riêng của dòng guitar classic này.
  • Đối với đàn guitar acoustic, thường được sử dụng để đệm hát, âm thanh thường đanh, chơi hợp âm rất đề và vang. Đàn guitar acoustic có khả năng trình diễn ở nhiều thể loại âm nhạc khác nhau từ cổ điển, country, jazz, cho đến flamenco với tình biểu cảm tuyệt vời.

Cấu tạo đàn guitar gồm có 7 điểm nổi trội:

  1. Thùng đàn guitar

 
 thung dan guitar

 

- Bộ phận quan trọng nhất của cây guitar hẳn nhiên là thùng đàn guitar (chúng ta sẽ nhắc tới bộ phận quan trọng đầ tiên này).

- Thùng có tác dụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh. Khi ta gảy dây đàn tức là làm cho dây đàn rung, thùng đàn sẽ cộng hưởng với tần số rung của dây đàn, làm cho lớp không khí xung quanh mặt thùng đàn guitar dao động với cùng tần số và tai ta nghe được âm thanh.

- Tùy theo tần số dao động của dây đàn mà tai ta nghe được các âm thanh trầm bổng khác nhau.
2. Đầu đàn và bộ khóa trên đàn guitar

- Đầu đàn guitar là bộ phận để gắn bộ khóa đàn.

- Bộ khóa đàn guitar có công dụng giữ dây và điều chỉnh cao độ của từng dây đàn
3. Lược đàn guitar

- Lược đàn guitar thường được làm từ xương hoặc nhựa (đôi khi có thể là đồng hoặc thép)

- Là bộ phần nằm giữa đầu đàn và cần đàn. Tuy nhỏ bé nhưng lược đàn lại giữ một vai trò quan trọng đó là “chia dây” 

- Lược đàn còn giúp cho dây đàn có 1 khoảng cách nhất định so với phím đàn, để các dây khi rung không bị chạm vào phím gây rè tiếng.

- Ngoài ra, lược đàn còn được biết đến là “phím số 0”.
4. Cần đàn, mặt phím & phím đàn (Neck , Fretboard & Frets)

- Cần đàn guitar (neck) là bộ phận liên kết đầu & thùng đàn.

- Mặt phím là một miếng gỗ dài được gắn với cần đàn, là nơi các ngón tay trái thao tác trên đó.

- Phím đàn là các thanh kim loại để chia mặt phím thành các ngăn phím, mỗi một ngăn phím là một nốt nhạc.

5. Các chấm đánh dấu (Position Marker)

Các chấm đánh dấu các ngăn phím quan trọng ở các vị trí 3, 5, 7, 9 & 12. Đây là dấu mốc quan trọng để học 5 thế bấm trên cần đàn guitar

 
 cac dau cham dan guitar

6. Lỗ thoát âm & miếng bảo vệ mặt đàn guitar (Sound Hole & Pick Guard)

 - Lỗ thoát âm là nơi khi mà các sóng âm hình thành bởi việc các dây đàn dao động sẽ được khuyếch đại bên trong thùng đàn và thoát ra ngoài không gian

 

pick guard guitar

 

- Miếng bảo vệ đàn là 1 bộ phận nhỏ được dán ngay bên dưới lỗ thoát âm. Khi bạn accord (quạt chả), hoặc sử dụng các kỹ thuật ngón (fingerstyle) sẽ chạm gây xước & hỏng mặt đàn. Miếng dán sẽ có công dụng giúp bảo vệ mặt đàn

7. Ngựa, xương đàn & Pin (Bridge, saddle & Pin)

Ngựa đàn guitar là một miếng gỗ mỏng được đặt ở trên mặt đàn, có công dụng để “neo” dây đàn vào thùng.
- Xương đàn thường được làm từ nhựa hoặc xương, cùng với lược đàn giúp cho dây đàn có khoảng cách với mặt phím
- 1 bộ phận nhỏ khác là Pin đàn là các chốt để giữ dây đàn với ngựa

 

Bridge guitar

 

Đàn guitar có EQ

EQ là viết tắt của chữ Equalize có nghĩa là Bộ cân bằng âm thanh

EQ là một thiết bị được thiết kế nhằm làm thay đổi tính chất âm thanh, giúp bạn chủ động điều chỉnh âm thanh trong suốt buổi biểu diễn

EQ được gắn ở đâu?

EQ thường được gắn trên bộ điều khiển pickup dành cho guitar thùng

  1. Equalizer gắn trên thùng đàn:

Ưu điểm của loại này là cho âm thanh trung thực, ít bị nhiễu.

Nhược điểm là khi lắp đặt nếu không cẩn thận sẽ dễ làm hỏng đàn, bị mất tiếng hoặc tiếng không còn tốt như nguyên gốc.

  1. Equalizer gắn rời bên ngoài:

Loại EQ này thường thấy sử dụng cho guitar điện, chất lượng thì tương đối tốt chẳng hạn như những sản phẩm của hãng Roland.

Bộ phận cấu thành EQ

Bộ phận cấu thành EQ gồm các nút chức năng cơ bản:

– Volume: Dùng để điều chỉnh âm lượng (điều chỉnh âm lượng to cho phù hợp với không gian biểu diễn)

– Middle (trung): Được dùng để chỉnh âm sắc của các dải tầm trung. Ở một số EQ cao cấp có thể được chia thành: High middle (Trung cao) và Low middle (Trung thấp)

– Treble (cao): Chỉnh âm sắc của các dải tần cao

– Bass (trầm): Chỉnh âm sắc của các dải tần thấp

Ngoài ra bạn có thể sử dụng nút Presence để chỉnh âm sắc của các dải tần cao (cao hơn treble) hoặc đảo tín hiệu âm thanh bằng nút Phase (pha)

Trong quá trình biểu diễn, khi sử dụng các nút bấm này mà bạn cảm thấy nó không bình thường thì bạn có thể sử dụng các nút sau để kiểm tra EQ:

– Battery check: Nút này sẽ có 1 đèn LED nhỏ để báo hiệu giúp bạn dễ dàng kiểm tra pin còn hay hết

Tuner: Máy lên dây, trên tuner có một số nút điều chỉnh cơ bản như:

+ Power: Dùng để bật tắt máy khi máy lên dây

+ Note: Lựa chọn một trong hai chế độ: Lên dây tự động (automatic) hoặc lên dây bằng tay (Manual)

+ Pitch: Chọn tần số dao động mẫu

– Birilliance: Điều chỉnh độ sáng tối của tiếng đàn

II. Phân biệt đàn guitar acoustic và guitar classic

  • Tính năng

Guitar Classic (guitar cổ điển) là loại đàn thường dùng để chơi nhạc cổ điển, loại nhạc không lời, âm thanh của đàn rất êm, trầm ấm.

Đàn Guitar Acoustic là loại đàn thường dùng để đệm hát, âm thanh đàn thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang.

  • Phân biệt Guitar Classic và Guitar Acoustic